

Ngành Dược hiện nay đang có hàng loạt Công ty Dược phẩm ra đời, hàng loạt các sản phẩm mới cũng được launching. Bên cạnh chất lượng sản phẩm, các công ty dược cũng đầu tư rất nhiều vào khâu thiết kế và hoạt động Marketing. Trong thời buổi cạnh tranh như vậy, có thể nói dược phẩm cũng là mặt hàng cần tới tiếp thị để đưa sản phẩm tới khách hàng. Nếu công ty Dược phẩm của bạn muốn thành công thì cùng tìm hiểu với Bình Dương Media qua bài viết này nhé.
Marketing dược là một quá trình tiếp thị ngành dược phẩm nhằm phục vụ cho việc xác định và đáp ứng nhu cầu điều trị của bác sĩ (khách hàng gián tiếp) và bệnh nhân (khách hàng trực tiếp) theo cách vẫn duy trì lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp hay nhà sản xuất.
Để hiểu chi tiết hơn, bạn cần nắm sơ lược về hoạt động kinh doanh ngành dược. Kinh doanh Dược chủ yếu thông qua các hoạt động bao gồm:
Mặc dù vẫn sử dụng kỹ thuật marketing để quảng bá thuốc, marketing ngành Dược vẫn có nét đặc trưng riêng. Cụ thể, đặc điểm của marketing dược phẩm gắn liền với việc cung cấp các thông tin khoa học có bằng chứng và phải được kiểm duyệt bởi cơ quan y tế có chức năng.
Chiến lược marketing dược phẩm là xác định kế hoạch những mục tiêu nào sẽ được thực hiện và làm thế nào để đạt được chúng trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong marketing dược, chiến lược phụ thuộc nhiều vào nhóm bệnh học, nhóm điều trị và khác nhau tùy sản phẩm. Dưới đây là một số chiến lược trong công ty dược được thực hiện bởi các cấp khác nhau:
Mục tiêu của marketing Dược phẩm là quảng bá sản phẩm dược đến bác sĩ, bệnh nhân cũng như xây dựng hình ảnh và uy tín của nhà sản xuất dựa trên niềm tin vào hiệu quả và chất lượng thuốc cùng với phong cách hoạt động quảng bá chuyên nghiệp.
Cụ thể, marketing Dược hướng đến các mục tiêu sau:
Là nhà phát minh và phát triển các loại thuốc mới, ngành công nghiệp dược phẩm chắc chắn ảnh hưởng đến quá trình xác định bệnh tật. Ảnh hưởng này có thể tích cực, khi marketing ngành Dược được sử dụng để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh tật, thái độ và hành vi đúng đối với bệnh cũng như các biện pháp phòng ngừa. Hoạt động này nhằm vào việc nâng cao sự nhận biết về loại bệnh lý và giải pháp điều trị, trước khi đưa sản phẩm vào thị trường.
Chúng bao gồm hiệu quả của thuốc, tác dụng phụ và chi phí thông qua các chiến dịch tiếp thị chiến lược. Các nỗ lực tập trung vào việc nâng cao nhận thức xung quanh và giáo dục về phương pháp điều trị mới để giúp bệnh nhân và nhân viên y tế đưa ra quyết định sáng suốt.
Việc hỗ trợ bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị là một hoạt động nhằm giữ chân bệnh nhân tuân thủ với phác đồ điều trị. Đặc biệt là với những bệnh mãn tính.
Cuối cùng, việc theo dõi báo cáo tác dụng ngoại ý khi sử dụng thuốc sau khi tung sản phẩm cũng là một hoạt động bắt buộc của marketing Dược phẩm. Việc này nhằm bảo đảm sự an toàn cho bệnh nhân khi tham gia điều trị.
Mục tiêu kinh tế cho marketing dược phẩm là một mục tiêu rất thử thách cho các nhà phát minh các sản phẩm mới. Các tập đoàn Dược phẩm phải cân đối giữa cho phí cao do nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chi phí sản phẩm, lợi nhuận hợp lý và chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Trong khi các tập đoàn phát minh sản phẩm mới phải đầu tư rất nhiều vào giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì chi phí điều trị vẫn là một thách thức trong ngành dược phẩm. Ngân sách cần thiết trong giai đoạn trước khi phát triển, thử nghiệm lâm sàng và tiếp tục nghiên cứu sau phát triển có thể lên tới xấp xỉ 2,6 tỷ đô la cho một loại dược phẩm – và những loại thuốc này có tỷ lệ chấp thuận đưa vào thị trường dưới 12%.
Nếu không có bảo hiểm hoặc một hình thức hỗ trợ tài chính, giá sản phẩm có thể tương đối không thực tế đối với những người bình thường có thể mua được. Các nhà tiếp thị dược phẩm phải tập trung vào tiếp thị người trả tiền, nhắm mục tiêu vào các công ty bảo hiểm để vận động hành lang bảo hiểm cho một số phương pháp điều trị nhất định.
Marketing ngành Dược cần có các phương pháp tiếp cận lấy bệnh nhân làm trung tâm, các chiến dịch chiến lược với nội dung được cá nhân hóa trên nhiều kênh truyền thông và các chiến thuật đo lường hiệu suất quảng cáo hiệu quả. Cụ thể:
Thiết lập kế hoạch tiếp thị bao gồm nhiều giai đoạn hay nhiều bước khác nhau bắt đầu từ việc xác định và đánh giá cơ hội, phân khúc khách hàng (phân chia thị trường thành những nhóm đồng nhất) và lựa chọn khách hàng mục tiêu mà thương hiệu muốn đeo đuổi, xây dựng kế hoạch định vị sản phẩm và chiến lược tiếp thị tích hợp; chuẩn bị và thực hiện kế hoạch tiếp thị và cuối cùng là kiểm soát việc thực hiện, đánh giá kết quả.
Trong nền kinh tế số, tiếp thị kết hợp truyền thống và tiếp thị số bổ trợ nhau trong suốt hành trình khách hàng, hoà trộn phong cách chân thực trong xây dựng thương hiệu kết hợp với số hoá (máy móc đến máy móc) trong sự gắn kết với khách hàng. Chính điều này đã tạo nên sự thay đổi nhiều trong kế hoạch và hoạt động tiếp thị.
Sau đây là một số chiến lược marketing ngành Dược có thể áp dụng để thành công:
Nghệ thuật marketing trong ngành dược ngày nay thường dựa trên sự hợp tác cả hai bên đều có lợi (win – win). Chúng ta cũng hiểu rằng, chúng ta càng cố gắng thuyết phục khách hàng thì khách hàng sẽ kháng cự. Nhưng khi chúng ta hiểu về họ, tạo ra giá trị cho họ thì chúng ta càng thuyết phục được họ.
Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, vấn đề và mục tiêu khách hàng từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.
Kế hoạch marketing ngành Dược hiệu quả hơn khi bạn tập trung vào đáp ứng nhu cầu khách hàng hoặc giải quyết vấn đề của họ. Việc cung cấp các giá trị sản phẩm và dịch vụ mang phù hợp rất quan trọng cho một kế hoạch tiếp thị xuất sắc. Vai trò chính của người làm tiếp thị là truyền tải giá trị thương hiệu đến khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Tất cả những chiến dịch tiếp thị lớn đều có mục tiêu là thúc đẩy hành động. Việc tập trung vào yếu tố cảm xúc sẽ hiệu quả gợi ra phản ứng và hành động. Trong marketing dược phẩm, những thông điệp này được điều chỉnh cẩn thận phù hợp sự tuân thủ và luật dược để mang đến những thông điệp cảm xúc chạm đến trái tim mang đến sự thành công chiến dịch quảng bá ngắn hạn và phát triển thương hiệu trong dài hạn.
Từ khóa: